VAI TRO NHIEM VU CUA ONG DUC, DAN ONG MAT, TO ONG MAT, ONG MAT DUC SINH RA TU DAU, ONG MAT THO, ONG CHUA, SUA ONG CHUA, CO QUAN SINH SAN CUA ONG DUC, 2

VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA ONG ĐỰC TRONG ĐÀN ONG MẬT

VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA ONG ĐỰC TRONG ĐÀN ONG MẬT

Chào bạn!

Tổ chức trong đàn ong mật có sự phân công nhiệm vụ một cách chặc chẽ giữa các thành viên. Trong đàn ong công việc của ong mật đực được xem là nhà nhã và nhẹ nhàng nhất. Nhiệm vụ duy nhất của ong đực là giao phối với ong chúa. Trong đàn, ong đực chẳng làm việc gì cả, chỉ đi ra đi vào, đôi khi bay đi chơi quanh tổ hoặc bay đuổi theo các ong chúa để giao phối.

Ong đực không có bộ phận lấy phấn hoa, miệng ong đực không thích nghi với hút mật, vì vậy ong đực được ong thợ nuôi cho ăn. Khi trong tổ thiếu thức ăn (vào mùa đông) ong đực bị ong thợ đuổi ra ngoài tổ rồi chết đói hoặc chết rét.

VAI TRO NHIEM VU CUA ONG DUC,  DAN ONG MAT, TO ONG MAT, ONG MAT DUC SINH RA TU DAU, ONG MAT THO, ONG CHUA, SUA ONG CHUA, CO QUAN SINH SAN CUA ONG DUC,

VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA ONG ĐỰC TRONG ĐÀN ONG MẬT

Tuy nhiên khi một đàn ong mạnh, số quân nhiều, ong thợ chuyên lo đi lấy phấn hoa, lấy mật thì ong đực có vai trò điều hoà nhiệt độ trong tổ để cho ấu trùng nở.

Ong mật đực khi giao phối với ong chúa, cơ quan sinh dục ong đực sẽ di chuyển vào cơ thể ong chúa sau khi giao phối. Đây được coi là phương pháp đảm bảo sự thành công của quá trình thụ tinh và ngăn chặn các đợt giao phối khác. Tuy nhiên, khi giao phối với con ong đực tiếp theo, ong chúa sẽ bỏ cơ quan sinh sản của con ong đực trước đó và tiếp tục quá trình thụ tinh.

VAI TRO NHIEM VU CUA ONG DUC,  DAN ONG MAT, TO ONG MAT, ONG MAT DUC SINH RA TU DAU, ONG MAT THO, ONG CHUA, SUA ONG CHUA, CO QUAN SINH SAN CUA ONG DUC,

VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA ONG ĐỰC TRONG ĐÀN ONG MẬT

Con ong đực sau khi giao phối sẽ mất chức năng sinh sản và thường bị chết đi, nếu có thể sống, những con ong bị thương sau khi giao phối cũng sẽ bị đẩy ra khỏi tổ. Số lượng ong đực trong đàn tương đối nhiều tuy nhiên chỉ có 7 – 15 con ong đực giao phối được với ong chúa. Số lượng ong đực trong đàn có vai trò chọn lọc tự nhiên để tăng cường sức sống của đàn ong.

Ong mật đực được sinh ra từ trứng chưa thụ tinh của ong chúa. Trứng sẽ nở ra ong đực phải mất 24 ngày. Sau khi nở từ 8 đến 14 ngày, ong đực đã thuần thục và trong mỗi ong đực có từ 200 tới 400 triệu tinh trùng. Cơ quan thị giác của ong đực thật tuyệt vời, nhờ nó mà ong đực luôn luôn bám sát được chúa tơ, mỗi khi bay đi giao phối.

Cảm ơn các bạn đã cùng tôi trãi nghiệm bài viết này!

CHÚC CÁC BẠN SỨC KHỎE VÀ THÀNH CÔNG!

                                  

By Phạm Chí Trung

Tel: 0918 319 088

Email: pctrungts26@gmail.com

www.PhamChiTrung.com

Bình luận về bài viết này